Bạch thược
Tên Khoa Học: Paeonia lactiflora Pall. Họ khoa học: Thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae)
Mô tả: Bạch thược là một cây thuốc quý, thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, có nhiều rễ to, mập, dùng làm thuốc, rễ có cái dài tới 30cm, đường kính 1-3cm, vỏ màu nâu mặt cắt màu trắng hoặc hồng nhạt, cây có nhiều chồi phát triển thành từng khóm, cây cao 0,5-1m. Lá non giòn, dễ gãy, đến màu thu lá vàng và rụng. Lá mọc so le, lá kép gồm 3-7 lá chế trứng nhọn, Lá màu xanh nhạt hoặc sẫm. Hoa to mọc đơn độc, thuộc loại hoa kép, cánh hoa màu trắng, hoặc hồng. Thược dược không những là câu thuốc quý mà là cây kiểng đẹp. Mỗi hoa thường có vài chục hạt, nhưng có nhiều hạt lép.Cây này mới di thực vào trồng ở Sa Pa bắc nước ta. Hiện nay còn phải nhập của Trung Quốc.
Thu hái, sơ chế: Ở Triết Giang thu hoạch sớm nhất khoảng mùng 10 tháng 6. Tứ Xuyên vào giữa tháng 7 lúc thời tiết nóng và thu hoặc có thể kéo dài cho tới cuối mùa hè thì xong. An Huy vào cuối hè đầu thu. Hồ Nam vào tiết lập thu. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, trước hết cắt thân lá sau dùng cuốc bới quanh gốc để lấy rễ, chú ý để khỏi gẫy. Lấy rễ giũ sạch đất, cắt riêng từng rễ ra, dùng dao con cắt hết những rễ con, rễ phụ mọc từ rễ chính. Sau đó phân loại lớn nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch gặp mưa không phơi được vùi rễ vào đất cát ẩm nhưng không được để quá 2-3 ngày, phơi nắng cho khô thứ chắc rắn là tốt.
Phần dùng làm thuốc: Rễ khô hay sấy khô (Radix Paeoniae Alba)
Tính vị, công năng: Vị đắng, tính bình, vào các kinh Can, phế. Có tác dụng nhuận gan, bổ máu, lợi tiểu, chống co thắt dạ dày.
Chủ trị: Được dùng để chữa đau tức ngực, mồ hôi trộm, tả, lỵ, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày.