
1. Tuổi tác:
Bệnh giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện thường phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bước sang tuổi 70, tỉ lệ được chuẩn đoán mắc suy giãn tĩnh mạch cao gấp hai lần so với người ở tuổi 40.
Như vậy, có thể thấy tuổi già là dấu hiệu thông báo trước của bệnh về tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Giãn tĩnh mạch được cho là chịu sự ảnh hưởng của tuổi già do ở tuổi này, hầu hết tĩnh mạch đã dần mất đi sự đàn hồi cần thiết. Khi tuổi cao, các van trong cơ thể dần yếu hơn, gây sự trào ngược dòng máu thay vì chảy về tim và ứ đọng tại một vùng trên cơ thể.
2. Mang thai:
Khi mang thái, người phụ nữ sẽ chịu một áp lực từ gia tăng thể tích máu để cung cấp cho thai nhi. Sự thay đổi này là cần thiết nhằm nuôi dưỡng cho sự phát triển của thai. Ngoài ra, khi thai phát triển lớn sẽ gây chèn ép tĩnh mạch vùng chậu gây khó khăn cho máu từ chân chảy về tim.
Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện vào giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ. Lúc này thai phụ phải chịu áp lực lớn trên đôi chân cùng các tĩnh mạch vùng chân. Sự thay đổi Hormone cũng trở thành một lý do cho việc này.
3. Gene di truyền:
Nếu trong gia đình từng có người bị bệnh giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện thì người thân sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này với tỷ lệ là 50%. Tỉ lệ mắc bệnh sẽ là tuyệt đối nếu cả cha và mẹ đều chịu ảnh hưởng của bệnh giãn tĩnh mạch.
4.Béo phì, thừa cân:
Béo phì, thừa cân thường kéo theo nhiều căn bệnh, trong đó có giãn tĩnh mạch. Do vậy, tốt nhất không nên để béo phì.
5.Giới tính:
Trên thực tế, tỉ lệ mắc bệnh của nam và nữ được thống kê lần lượt là khoảng 20% và 40%.
Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới có liên quan tới sự mang thai và sự biến đổi Hormone ở tuổi dậy thì và mãn kinh. Tuy vậy, thường họ lại được phát hiện sớm, tích cực hơn, theo đó tỉ lệ biến chứng thấp hơn.
6. Ít vận động:
Hầu hết người mắc bệnh này do giữ tư thế ngồi quá lâu trong nhiều giờ liền khiến cơ bắp yếu đi và dần ơhats triển theo hướng xấu. Tập thể dục là cần thiết cho máu lưu thông và giảm áp lực trong hệ thỗng tĩnh mạch một cách hợp lý.
7. Chấn thương ở chân:
Hầu hết không biết rằng chấn thương ở chân có thể gây suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện. Tĩnh mạch phải chịu một tác động lớn khi cơ thể chịu một vết thương. Cú va đạp không cần trực tiếp tác động lên những sợi tĩnh mạch và van, những va đập gián tiếp đã có thể gây ra sự tổn thương cho bệnh nhân.
8. Tác động từ ánh nắng mặt trời:
Sẽ không chính xác nếu nói ánh sáng mặt trời là nguyên nhân trực tiếp gây suy giãn tĩnh mạch. Tuy vậy, những tĩnh mạch đã giãn và suy giảm hoạt động chức năng sẽ tệ hơn khi bị tác dộng dưới ánh mặt trời.
